{getTranslateProperty($category, 'name')}}

Mất giấy chứng nhận kết hôn có được ly hôn không?

 

Hiện nay, tình trạng ly hôn đang ngày càng trở nên phổ biến do nhiều cặp vợ chồng không còn giữ được tình cảm như trước. Những mâu thuẫn và tranh cãi trong đời sống hôn nhân ngày càng nhiều, dẫn đến việc hai bên không còn tiếng nói chung và không thể tìm được sự đồng thuận, khiến họ quyết định đi đến giải pháp ly hôn. 

Nhiều người nghĩ rằng mất giấy chứng nhận kết hôn thì không thể thực hiện việc ly hôn được, thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc làm rõ thông tin mất giấy chứng nhận kết hôn có được ly hôn hay không?

Để thực hiện việc ly hôn cần phải có những giấy tờ gì?

Theo quy định tại Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, để được Tòa án giải quyết ly hôn, người có yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng; Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

- Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu với tài sản chung (nếu có tài sản chung vợ chồng, bản sao có chứng thực);

- Đơn ly hôn (Tùy từng trường hợp, vợ chồng có thể nộp đơn khởi kiện ly hôn đơn phương hoặc đơn yêu cầu ly hôn thuận tình).

- Nơi giải quyết: Tòa án Nhân dân cấp Huyện theo nơi cư trú hoặc nơi làm việc 

- Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện.

Theo như quy định để thì để ly hôn cần chuẩn bị hồ sơ có Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn nhưng nếu bị mất Giấy đăng ký kết hôn bản chính, có thể thực hiện thủ tục xin cấp trích lục bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân nơi trước đây đã thực hiện việc đăng ký kết hôn.

 

Thủ tục xin trích lục bản sao giấy đăng ký kết hôn như thế nào?

Theo quy định tại Điều 63 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký:

"Điều 63. Cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký

Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.”

Do đó, khi mất bản chính Giấy chứng nhận kết hôn thì cần phải làm hồ sơ xin trích lục bản sao, thủ tục được quy định tại Điều 9 và Điều 64 Luật hộ tịch năm 2014.

"Điều 64. Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch

1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

2. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu."

Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm Cơ quan đăng ký hộ tịch (UBND cấp xã, UBND cấp huyện,..), Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Sau khi đã có trích lục bản sao giấy đăng ký kết hôn do Ủy ban nhân dân xã cấp, tiến hành nộp đơn xin ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, trích lục bản sao giấy đăng ký kết hôn có giá trị pháp lý như Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc.

 

Thủ tục tiến hành ly hôn khi mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn?

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết đã nêu ở trên trên thì nộp tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết.

Bước 2: Tòa án xem xét và giải quyết

- Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không sau 05 ngày làm việc.

- Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí.

- Hòa giải: Thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Nếu hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.

Nếu hòa giải không thành: Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

- Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.

Bước 3: Ra bản án ly hôn

Nếu không hòa giải thành và xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng…

Thông tin chi tiết liên hệ:

Hồng Nhung Legal - 0878.592.639